Thiết kế tủ bếp hiện đại không chỉ cần đẹp mắt mà còn phải đảm bảo tính tiện nghi và bền bỉ theo thời gian. Một hệ tủ bếp hoàn hảo không thể thiếu 5 phụ kiện quan trọng dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu để lựa chọn đúng đắn nhất nhé!
1. Bản lề: “Khóa chết” chất lượng của tủ bếp
Bản lề kêu cót két hoặc đóng mở rầm rầm ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn rất nhiều. Còn khi bản lề hỏng bạn thường có cảm giác “tủ bếp nhà mình hỏng rồi”. Vì vậy có thể nói, tuổi thọ của bản lề gắt chặt với chất lượng tủ bếp.
Bản lề tủ bếp dưới dễ bị ghỉ sét do ẩm ướt
Lời khuyên: Đừng tiếc đầu tư cho bản lề tốt vì đây chính là “xương sống” của hệ tủ bếp.
- Sử dụng bản lề giảm chấn để cánh tủ đóng êm, không gây tiếng ồn và đảm bảo độ bền.
- Tủ bếp dưới chịu ẩm ướt thường xuyên, nhất định nên chọn bản lề inox 304. Tủ trên có thể tối ưu chi phí bằng bản lề giảm chấn thông thường.
2. Ray trượt ngăn kéo: Bạn muốn êm mượt hay xập xệ?
Ray ngăn kéo không chỉ chịu tải chính nó mà còn sức nặng của đồ đựng bên trong. Ray trượt đứng thứ hai trong danh sách phải bảo hành sớm nhất. Nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ tủ và cảm xúc người dùng.
- Chọn ray bi giảm chấn sẽ giúp việc kéo đẩy ngăn tủ trở nên nhẹ nhàng, êm ái và không bị xộc xệch.
- Với những ngăn kéo chịu tải nặng, hãy đầu tư vào ray trượt giấu để đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng vận hành bền bỉ.
Lời khuyên: Bạn hãy yêu cầu đơn vị tư vấn phân tích ưu nhược điểm của các loại ray ngăn kéo. Sau đó hãy chọn loại tốt nhất bạn có thể, ít nhất là cho các ngăn kéo chứa đồ nặng. Các ngăn kéo gần vị trí bồn rửa cũng cần phải chú ý.
Ray ngăn kéo tủ bếp cần chọn loại giảm chấn, chịu lực tốt
3. Tay nắm (hoặc không tay nắm): Điểm nhấn phong cách tủ bếp
Dù nhỏ bé, tay nắm lại có sức ảnh hưởng lớn đến phong cách của căn bếp. Với không gian hiện đại, bạn có thể chọn thiết kế không tay nắm để tạo sự tối giản và liền mạch. Trong khi đó, tay nắm bằng kim loại hoặc gỗ sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những không gian bếp cổ điển, sang trọng.
Thiết kế cánh tủ vát không dùng tay nắm – tối giản và hiện đại
Lời khuyên: Ngoài vấn đề thẩm mỹ bạn cần cân nhắc tính an toàn và dễ vệ sinh.
- Một số tay nắm có cạnh sắc bén dễ gây thương tích trong quá trình sử dụng.
- Một số mẫu tạo ra các khe hẹp dễ tụ bụi bẩn, khó vệ sinh
- Nếu bạn muốn đổi mẫu tay nắm thì thường phải đổi cả cánh tủ vì khi tháo ra sẽ lộ lỗ vít
Các mẫu tay nắm kim loại chính là điểm nhấn sang trọng cho căn bếp
Một số thiết kế tay nắm dễ bám bụi và dầu mỡ khó làm sạch
Tay nắm nhôm nếu không được mài bo góc có thể gây sây sát da
4. Kệ úp chén đĩa: Lựa chọn sao cho tiện lợi nhất?
Kệ úp chén là phụ kiện không thể thiếu của bất kỳ tủ bếp nào. Hiện nay có khá nhiều lựa chọn có thể khiến bạn bối rối. Nội Thất Tiết Kiệm phân tích giúp bạn nhé.
a. Kệ úp chén cố định nằm trong tủ bếp trên
Ưu điểm:
- Giá thành hợp lý: Loại kệ này thường rẻ hơn so với kệ nâng hạ.
- Độ bền cao: Do không có bộ phận cơ khí nên ít bị hỏng hóc, phù hợp với những gia đình ưu tiên tính ổn định.
- Đơn giản và dễ lắp đặt: Không cần cơ cấu phức tạp, phù hợp với mọi thiết kế tủ bếp.
Nhược điểm:
- Hạn chế về chiều cao sử dụng: Nếu tủ bếp trên quá cao, việc lấy chén đĩa sẽ khó khăn
- Có thể hạ kệ xuống 15cm so với tủ bếp để khắc phục nhược điểm cao. Tuy nhiên kệ chén sẽ lộ ra ngoài mất thẩm mỹ hơn.
- Thẩm mỹ trung bình: Ít tạo được sự khác biệt trong thiết kế hiện đại.
Kệ úp chén cố định có khay hứng nước nằm trong tủ treo tường
b. Kệ úp chén nâng hạ
Kệ nâng hạ là loại được trang bị cơ cấu chuyển động giúp kéo kệ xuống gần tay người dùng, sau đó có thể đẩy kệ trở lại vị trí ban đầu. Nó thường tích hợp trong các thiết kế tủ bếp hiện đại, tiện lợi cho các gia đình có tủ bếp cao.
Ưu điểm:
- Thiết kế linh hoạt: Có thể kéo kệ xuống khi cần úp chén đĩa. Đẩy kệ lên nằm gọn trong tủ khi dùng xong.
- Tích hợp công nghệ thông minh: Một số mẫu có trợ lực lò xo hoặc trợ lực điện, khiến việc kéo và đẩy trở nên nhẹ nhàng.
- Thẩm mỹ cao hơn: Cho căn bếp của bạn thêm phần hiện đại.
Nhược điểm:
- Bất tiện vì chuyển động của kệ khi nâng hạ. Người dùng lùi lại, khi đó khó tiếp cận bồn rửa.
- Giá thành cao hơn kệ cố định khá nhiều.
- Tải trọng hạn chế: Không chứa được quá nhiều chén đĩa.
- Trẻ em không thể tiếp cận
Tư vấn sử dụng:
- Do cần nâng hạ với khối lượng tương đối lớn, cần có bộ trợ lực tốt mới có thể hoạt động êm thuận và bền bỉ.
- Nên dùng của các hãng có thương hiệu như Blum, Hafele, Grob, Eurogold.
Kệ chén nâng hạ của Grob được đánh giá khá ổn với giá tiết kiệm
*Kệ nâng hạ thẳng đứng: Khắc phục được các nhược điểm của kệ nâng hạ bằng tay quay. Tuy nhiên giá thành rất cao, tủ phải đạt điều kiện để lắp đặt và chịu lực.
c. Kệ chén dạng ngăn kéo nằm trong tủ bếp dưới
Ưu điểm:
- Thẩm mỹ cao: Chén đĩa được cất kín, không để lộ ra ngoài.
- Tối ưu không gian: Tận dụng hiệu quả ngăn kéo tủ.
- Trẻ em dễ dàng sử dụng. Các gia đình có thể rèn con làm việc nhà sớm.
Nhược điểm:
- Mặc dù có khay hứng nước nhưng không tiện úp chén đĩa ngay khi rửa xong.
- Cần có kệ chén để bàn để úp chén cho ráo rồi mới cất vào ngăn kéo.
Một căn bếp vừa xinh với các phụ kiện hợp lý mà Nội Thất Tiết Kiệm mới hoàn thiện cho khách
5. Các loại phụ kiện tủ bếp khác
Trên đây là 4 loại phụ kiện không thể thiếu. Ngoài ra còn có rất nhiều lựa chọn khác để tăng tiện nghi và hiện đại cho căn bếp. Gồm: kệ xoong nồi, kệ gia vị, kệ dao thớt, thùng rác, thùng gạo thông minh, kệ góc xoay… Nguyên tắc bổ sung như sau:
- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế của gia đình. Không mua vì người khác đã mua.
- Phù hợp với kích thước tủ bếp và sự bố trí các khu vực chức năng.
- Phù hợp với ngân sách: Ưu tiên những gì thiết yếu trước, tránh lãng phí.
Kết luận
Chọn đúng phụ kiện tủ bếp không chỉ giúp căn bếp trở nên tiện dụng hơn mà còn góp phần nâng cao tính thẩm mỹ và tuổi thọ của hệ tủ. Chúc bạn có một không gian bếp thật chill và truyền cảm hứng mỗi ngày!
Đọc thêm
Các mẫu tủ bếp đẹp nhất năm 2024
Kích thước tủ bếp theo nhân trắc học để bảo vệ sức khỏe của bạn