KÍCH THƯỚC BỐ TRÍ PHÒNG BẾP ĐẢM BẢO SỨC KHỎE

Tại sao nhiều người cảm thấy đau mỏi sau mỗi lần nấu ăn? Nguyên nhân phổ biến là kích thước bố trí nội thất trong bếp không phù hợp. Đừng bỏ qua những thông tin quan trọng trong bài viết này. Nội Thất Tết Kiệm sẽ hướng dẫn bạn cách tính kích thước theo nhân trắc học. Điều này không chỉ đảm bảo sức khỏe lâu dài của bạn mà còn giúp việc sắp xếp phòng bếp khoa học hơn, tiện nghi hơn.

I. Kích thước bố trí phòng bếp trên mặt cắt

Tính toán kích thước tủ bếp dựa theo nhân trắc học

1. Chiều Cao Mặt Đá Bếp (H1)

Theo nhân trắc học: Chiều cao phải đảm bảo khi bạn đặt tay vuông góc trên mặt bàn, góc khuỷu tay phải đạt khoảng 90–100 độ. Có như vậy về lâu dài bạn không bị mỏi cổ tay hay đau lưng.

Công thức tính:
H1=Chiều cao trung bình của người dùng*0.5 đến 0.55

Chẳng hạn người nấu chính trong gia đình bạn cao 1.6m. Vậy chiều cao mặt đá bếp là 80-88cm. Hiện nay, nhiều gia đình lắp đặt máy rửa chén/bát âm tủ. Vì vậy chiều cao mặt bếp có thể lên tới 91cm. 

2. Chiều Cao Tủ Bếp Trên (H2)

Cần thiết kế sao cho kệ cao nhất nằm trong tầm tay với của bạn. Tránh cho bạn phải nhón chân, với tay. 

Mẹo: đo chiều cao tầm tay với một cách thoải mái của bạn được giá trị H2’. H2’ chính là độ cao của đáy kệ cao nhất của tủ bếp trên. Trong đó, khoảng cách từ mặt đá bếp đến đáy tủ trên nên là 60–70 cm để đủ không gian thao tác khi nấu. 

Kích thước tham khảo:

  • Chiều cao tủ bếp trên: 70–90 cm.
  • Khoảng cách từ mặt đá bếp đến đáy tủ trên: 60–70 cm.

Nếu làm tủ bếp trên kịch trần bạn chỉ nên lưu trữ những đồ ít dùng. Khi lấy đồ cần có ghế để đứng.

3. Chiều Sâu Mặt Đá Bếp Và Tủ Bếp Dưới

Độ sâu mặt đá bếp đảm bảo cho bạn có thể với tay tới mặt tường mà không cần cúi người nhiều. Thông thường: 60–65 cm.

Tủ bếp phải có chiều sâu nhỏ hơn mặt đá vì còn chừa chỗ cho chân người đứng. Thông thường sâu 50-55cm.

4. Chiều Sâu Tủ Bếp Trên

Tủ bếp trên nên có kích thước nhỏ hơn tủ bếp dưới để tạo không gian thoáng và dễ thao tác. Bạn cũng chỉ nên đựng các đồ vật nhẹ ở đây. Thông thường sâu: 35-40 cm.

5. Kích Thước Đảo Bếp (Nếu Có)

Đảo bếp là điểm nhấn trong các thiết kế hiện đại, tăng không gian làm việc và lưu trữ.

Chiều cao: tính theo chiều cao mặt bếp.

Chiều rộng: 80–120 cm (đủ không gian làm việc từ hai phía).

II. Kích thước bố trí phòng bếp trên mặt bằng

1. Cơ sở tính toán

Chắc hẳn bạn thắc mắc lối đi trong bếp rộng bao nhiêu là đủ? Hoặc nên làm bếp dài bao nhiêu mét? Chiều dài bàn đảo nên là bao nhiêu? 

Tất cả những kích thước này không thể làm tùy tiện mà được tính toán dựa vào việc đo đạc các thao tác của người dùng. Hình ảnh dưới đây mô phỏng hầu hết các loại hoạt động của chúng ta trong phòng bếp. Kích thước chiếm dụng của mỗi thao tác được thể hiện ngay trên bản vẽ. 

Hình ảnh thể hiện kích thước chiếm dụng không gian của mỗi hoạt động trong phòng bếp (đơn vị mm)

2. Các sơ đồ bố trí phòng bếp điển hình

Hình dưới đây thể hiện 6 sơ đồ bếp đã tối ưu hóa tam giác công năng. Tức là khoảng cách di chuyển giữa ba khu vực (lưu trữ, bếp nấu, bồn rửa) không quá xa để tránh mất sức nhưng không quá gần để tránh chật chội. 

Mặt bằng các dạng sơ đồ bố trí phòng bếp (đơn vị mm)

Ghi chú: 

  • Số liệu màu đen: chiều dài các cạnh tủ bếp giả định.
  • Số liệu màu xanh: thể hiện tổng chiều dài di chuyển giữa 3 khu vực lưu trữ, bếp nấu, bồn rửa (chu vi của tam giác công năng).
  • Số liệu màu đỏ: bề rộng cần thiết của lối đi trong bếp sao cho việc lưu thông không có va chạm.

Như vậy từ các cơ sở trên bạn có thể kiểm tra các kích thước bố trí phòng bếp nhà mình xem có phù hợp với bạn hay chưa. Còn nếu bạn đang dự định thiết kế nội thất bếp thì đây là cơ sở để bạn lập kế hoạch sơ bộ trước khi tìm đơn vị thiết kế thi công.

Đọc thêm

Đừng bỏ qua các bài viết sau nếu bạn đang cần đóng tủ bếp:

Các mẫu tủ bếp đẹp nhất năm 2024

7 khu chức năng của nhà bếp hiện đại bạn đã biết chưa?

So sánh các hãng phụ kiện tủ bếp hiện nay

Tủ bếp Đà Lạt: Tiết lộ 3 yếu tố ảnh hưởng đến giá thành

Điểm mặt 5 phụ kiện không thể thiếu cho tủ bếp hiện đại